TRÌNH ĐỘ LAM ĐAI THI THĂNG CẤP LAM ĐAI I CẤP
I. MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM:
1. Việt võ đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại.
2. Việt võ đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích.
3. Việt võ đạo sinh đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo.
4. Việt võ đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.
5. Việt võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
6. Việt võ đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.
7. Việt võ đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.
8. Việt võ đạo sinh kiện toàn một ý chí đanh thép, nỗ lực tự thân cầu tiến.
9. Việt võ đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.
10. Việt võ đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ.
II. HỎI VÀ ĐÁP KHẢO HẠCH LÝ THUYẾT VÕ ĐẠO:
1. Quan niệm thông thường của người tập võ ra sao? Việt võ đạo sinh tập võ để làm gì?
- Quan niệm thông thường của người tập võ là để tự vệ. Việt võ đạo sinh tập võ cho thân thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng để học tập, lao động, bảo vệ sự sống, đấu tranh cho lẽ phải và phục vụ Tổ quốc.
2. Quan niệm dụng võ của Việt võ đạo ra sao?
- Không thượng đài, không gây lộn, không thử võ với mọi người.
- Để tự vệ, đấu tranh cho lẽ phải.
3. Việt võ đạo sinh được phép dùng võ trong trường hợp nào?
- Việt võ đạo sinh chỉ dùng võ khi danh dự bị xúc phạm, quyền sống bị đe dọa và bênh vực lẽ phải.
4. Võ sinh và môn sinh khác nhau thế nào?
- Võ sinh là người mới tập võ, chưa làm lễ Nhập môn. Môn sinh là những người đã qua một thời gian rèn luyện võ thuật (06 tháng) đã làm lễ nhập môn, đang tiến dần vào con đường võ đạo.
5. Trong đại gia đình Việt võ đạo, các môn đồ đối xử với nhau ra sao?
- Trong đại gia đình Việt võ đạo: các môn đồ phải thương yêu, kính trọng, nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau. Đoàn kết chặt chẽ nêu cao danh dự môn phái và phấn đấu tu dưỡng liên tục để trở thành con người toàn diện.
6. Hiện nay Vovinam có mấy màu đai?
- Vovinam hiện nay có bốn (4) màu đai: Xanh, vàng, đỏ, trắng.
7. Hãy trình bày hệ thống đẳng cấp hện nay của Vovinam?
- Tự vệ nhập môn: Đai màu áo, thời gian tập luyện 03 (ba) tháng. Nhập môn Việt võ đạo: Đai xanh dương đậm, thời gian tập luyện 03 (ba) tháng.
- Lam đai: Đai xanh dương đậm có vạch vàng, ba cấp, mỗi cấp tập luyện 06 (sáu) tháng.
- Chuẩn hoàng đai: Đai vàng có hai viền xanh, một cấp, luyện tập 06 (sáu) tháng. Dành cho các môn sinh chưa dưới 12 tuổi.
- Hoàng đai: Đai vàng có gạch đỏ, ba cấp, mỗi cấp luyện tập 2 – 4 ( hai đến bốn) năm.
- Chuẩn hồng đai: Đai đỏ có hai viền vàng, một cấp, luyện tập 05 (năm) năm.
- Hồng đai: Đai đỏ có vạch trắng, sáu cấp, mỗi cấp luyện tập 06 (sáu) năm.
- Bạch đai: Đai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ, một cấp, thời gian luyện tập: Vô định. Đây là đai cao nhất dành riêng cho võ sư Chưởng môn môn phái.
8. Cố võ sư Sáng tổ hoàn thành việc nghiên cứu Vovinam năm nào? Cuộc biểu diễn Vovinam đầu tiên được tổ chức tại đâu?
- Cố võ sư sáng tổ hoàn thành việc nghiên cứu Vovinam năm 1938 và cuộc biểu diễn đầu tiên được tổ chức tại nhà Nhà hát lớn Hà Nội vào mùa thu năm 1939.
9. Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được tổ chức tại đâu? Năm nào?
- Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại trường Sư Phạm (École Normal) đường Cửa Bắc, Hà Nội.
10. Hiện nay Vovinam – Việt võ đạo đang phát triển như thế nào?
- Hiện nay Vovinam – Việt Võ Đạo đang phát triện mạnh trong nước và được truyền bá hơn 40 quốc gia trên thế giới.
1. Quan niệm thông thường của người tập võ ra sao? Việt võ đạo sinh tập võ để làm gì?
- Quan niệm thông thường của người tập võ là để tự vệ. Việt võ đạo sinh tập võ cho thân thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng để học tập, lao động, bảo vệ sự sống, đấu tranh cho lẽ phải và phục vụ Tổ quốc.
2. Quan niệm dụng võ của Việt võ đạo ra sao?
- Không thượng đài, không gây lộn, không thử võ với mọi người.
- Để tự vệ, đấu tranh cho lẽ phải.
3. Việt võ đạo sinh được phép dùng võ trong trường hợp nào?
- Việt võ đạo sinh chỉ dùng võ khi danh dự bị xúc phạm, quyền sống bị đe dọa và bênh vực lẽ phải.
4. Võ sinh và môn sinh khác nhau thế nào?
- Võ sinh là người mới tập võ, chưa làm lễ Nhập môn. Môn sinh là những người đã qua một thời gian rèn luyện võ thuật (06 tháng) đã làm lễ nhập môn, đang tiến dần vào con đường võ đạo.
5. Trong đại gia đình Việt võ đạo, các môn đồ đối xử với nhau ra sao?
- Trong đại gia đình Việt võ đạo: các môn đồ phải thương yêu, kính trọng, nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau. Đoàn kết chặt chẽ nêu cao danh dự môn phái và phấn đấu tu dưỡng liên tục để trở thành con người toàn diện.
6. Hiện nay Vovinam có mấy màu đai?
- Vovinam hiện nay có bốn (4) màu đai: Xanh, vàng, đỏ, trắng.
7. Hãy trình bày hệ thống đẳng cấp hện nay của Vovinam?
- Tự vệ nhập môn: Đai màu áo, thời gian tập luyện 03 (ba) tháng. Nhập môn Việt võ đạo: Đai xanh dương đậm, thời gian tập luyện 03 (ba) tháng.
- Lam đai: Đai xanh dương đậm có vạch vàng, ba cấp, mỗi cấp tập luyện 06 (sáu) tháng.
- Chuẩn hoàng đai: Đai vàng có hai viền xanh, một cấp, luyện tập 06 (sáu) tháng. Dành cho các môn sinh chưa dưới 12 tuổi.
- Hoàng đai: Đai vàng có gạch đỏ, ba cấp, mỗi cấp luyện tập 2 – 4 ( hai đến bốn) năm.
- Chuẩn hồng đai: Đai đỏ có hai viền vàng, một cấp, luyện tập 05 (năm) năm.
- Hồng đai: Đai đỏ có vạch trắng, sáu cấp, mỗi cấp luyện tập 06 (sáu) năm.
- Bạch đai: Đai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ, một cấp, thời gian luyện tập: Vô định. Đây là đai cao nhất dành riêng cho võ sư Chưởng môn môn phái.
8. Cố võ sư Sáng tổ hoàn thành việc nghiên cứu Vovinam năm nào? Cuộc biểu diễn Vovinam đầu tiên được tổ chức tại đâu?
- Cố võ sư sáng tổ hoàn thành việc nghiên cứu Vovinam năm 1938 và cuộc biểu diễn đầu tiên được tổ chức tại nhà Nhà hát lớn Hà Nội vào mùa thu năm 1939.
9. Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được tổ chức tại đâu? Năm nào?
- Lớp dạy Vovinam công khai đầu tiên được khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại trường Sư Phạm (École Normal) đường Cửa Bắc, Hà Nội.
10. Hiện nay Vovinam – Việt võ đạo đang phát triển như thế nào?
- Hiện nay Vovinam – Việt Võ Đạo đang phát triện mạnh trong nước và được truyền bá hơn 40 quốc gia trên thế giới.
III. KIẾN THỨC VÕ ĐẠO:
1. Hãy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ sư Sáng tổ môn phái Vovinam – Việt võ đạo?
- Cố võ sư Sáng tổ môn phái Vovinam – Việt võ đạo tên là Nguyễn Lộc. Ông sinh ngày mồng 08 tháng 04 năm Nhâm Tý (1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) và qua đời ngày mồng 04 tháng 04 năm Canh Tý (1960) tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh).
2. Hãy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ sư Chưởng môn môn phái Vovinam – Việt võ đạo?
- Cố võ sư Chưởng môn, môn phái Vovinam – Việt võ đạo tên là Lê Sáng. Ông sinh vào mùa thu năm 1920 tại Hà Nội, mất ngày 27 tháng 9 năm 2010 tại TP. Hồ Chí Minh (20 tháng 8 năm Canh Dần).
3. Hiện nay môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do ai lãnh đạo ?
- Trước khi mất, võ sư Lê Sáng giao quyền lãnh đạo và phát triển môn phái lại cho một tập thể môn đồ được người lựa chọn, gọi là Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái (bao gồm 9 vị), mà người đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản. Hiện nay, Võ sư Nguyễn Văn Chiếu đảm nhận vai trò Chánh Chưởng Quản (theo quyết định ngày 31/3/2010 của Võ sư Chưởng môn), là người lãnh đạo môn phái hiện nay.
4. Trưởng Bộ môn Vovinam quận Gò Vấp hiện nay là ai?
- Trưởng Bộ môn Vovinam quận Gò Vấp hiện nay là: Võ sư Nguyễn Thanh Sơn.
1. Hãy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ sư Sáng tổ môn phái Vovinam – Việt võ đạo?
- Cố võ sư Sáng tổ môn phái Vovinam – Việt võ đạo tên là Nguyễn Lộc. Ông sinh ngày mồng 08 tháng 04 năm Nhâm Tý (1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) và qua đời ngày mồng 04 tháng 04 năm Canh Tý (1960) tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh).
2. Hãy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ sư Chưởng môn môn phái Vovinam – Việt võ đạo?
- Cố võ sư Chưởng môn, môn phái Vovinam – Việt võ đạo tên là Lê Sáng. Ông sinh vào mùa thu năm 1920 tại Hà Nội, mất ngày 27 tháng 9 năm 2010 tại TP. Hồ Chí Minh (20 tháng 8 năm Canh Dần).
3. Hiện nay môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do ai lãnh đạo ?
- Trước khi mất, võ sư Lê Sáng giao quyền lãnh đạo và phát triển môn phái lại cho một tập thể môn đồ được người lựa chọn, gọi là Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái (bao gồm 9 vị), mà người đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản. Hiện nay, Võ sư Nguyễn Văn Chiếu đảm nhận vai trò Chánh Chưởng Quản (theo quyết định ngày 31/3/2010 của Võ sư Chưởng môn), là người lãnh đạo môn phái hiện nay.
4. Trưởng Bộ môn Vovinam quận Gò Vấp hiện nay là ai?
- Trưởng Bộ môn Vovinam quận Gò Vấp hiện nay là: Võ sư Nguyễn Thanh Sơn.
Nguồn:http://vovinamgovap.com
0 nhận xét