TRÌNH ĐỘ LAM ĐAI I CẤP THI THĂNG CẤP LAM ĐAI II CẤP
I. MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM:
1. Việt võ đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại.
2. Việt võ đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích.
3. Việt võ đạo sinh đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạo.
4. Việt võ đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.
5. Việt võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải.
6. Việt võ đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.
7. Việt võ đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.
8. Việt võ đạo sinh kiện toàn một ý chí đanh thép, nỗ lực tự thân cầu tiến.
9. Việt võ đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.
10. Việt võ đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ.
II. HỎI VÀ ĐÁP KHẢO HẠCH LÝ THUYẾT VÕ ĐẠO:
1. Ý nghĩa các màu đai Vovinam – Việt võ đạo?
- Xanh: biểu thị màu hi vọng, với ý nghĩa người võ sinh bắt đầu luyện tập võ thuật và tu dưỡng tinh thần võ đạo.
- Vàng: Biểu thị màu đất (màu da), với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã thấm vào da thịt trở thành bản thể vững chắc của người môn sinh Việt võ đạo.
- Đỏ: Biểu thị màu lửa (màu máu), với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã thấm vào máu, tỏa sáng hướng đi của người môn sinh Việt võ đạo.
- Trắng: Biểu thị màu tinh khiết (màu xương tủy), chân tình, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã thấm sâu vào xương tủy, đạt đến độ cao siêu vô hạn của người tượng trưng cho tinh hoa môn phái.
2. Hãy giải thích ý nghĩa đại cương điều tâm niệm thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thư tư, thứ năm của Việt võ đạo sinh?
- Điều tâm niệm thứ nhất nói về hoài bão và mục đích học võ của Việt võ đạo sinh.
- Điều tâm niệm thứ hai nói về nghĩa vụ của Việt võ đạo sinh đối với môn phái và dân tộc.
- Điều tâm niệm thứ ba nói về tính đoàn kết trong môn phái.
- Điều tâm niệm thứ tư nói về kỷ luật và danh dự người võ sĩ.
- Điều tâm niệm thứ năm nói về ý thức dụng võ của Việt võ đạo sinh.
3. Muốn phát huy môn phái, Việt võ đạo sinh phải làm gì?
Muốn phát huy môn phái, Việt võ đạo sinh cần phải:
- Dày công khổ luyện để trở thành võ sư, huấn luyện viên trực tiếp truyền bá võ thuật và võ đạo cho quần chúng.
- Thực tập tinh thần Việt võ đạo trong đời sống hàng ngày, nghĩa là:
+ Trong gia đình: Là người cha từ, con hiếu, anh hiền, em thảo.
+ Với bạn bè: Giữ tín nghĩa.
+ Với xã hội: Là người công dân tốt.
4. Tại sao tinh thần đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể?
- Tình đoàn kết được đề cập trước nhất trong một đoàn thể vì nó là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự hùng mạnh hoặc tan rã của một đoàn thể.
5. Kỷ luật Việt võ đạo là kỷ luật gì?
- Kỷ luật Việt võ đạo là kỷ thuật tự giác, nghĩa là tự mình hiểu và tôn trọng kỷ luật, trông gương người trên mà thực hiện. Người trên muốn hướng dẫn người dưới điều gì thì người dưới điều gì thì người trên phải làm gương trước, tuy nhiên đã trông gương người trên, đã nhắc nhở rồi mà người dưới không tuân hành thì phải chịu hình thức kỷ thuật hoặc đào thải.
1. Ý nghĩa các màu đai Vovinam – Việt võ đạo?
- Xanh: biểu thị màu hi vọng, với ý nghĩa người võ sinh bắt đầu luyện tập võ thuật và tu dưỡng tinh thần võ đạo.
- Vàng: Biểu thị màu đất (màu da), với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã thấm vào da thịt trở thành bản thể vững chắc của người môn sinh Việt võ đạo.
- Đỏ: Biểu thị màu lửa (màu máu), với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã thấm vào máu, tỏa sáng hướng đi của người môn sinh Việt võ đạo.
- Trắng: Biểu thị màu tinh khiết (màu xương tủy), chân tình, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã thấm sâu vào xương tủy, đạt đến độ cao siêu vô hạn của người tượng trưng cho tinh hoa môn phái.
2. Hãy giải thích ý nghĩa đại cương điều tâm niệm thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thư tư, thứ năm của Việt võ đạo sinh?
- Điều tâm niệm thứ nhất nói về hoài bão và mục đích học võ của Việt võ đạo sinh.
- Điều tâm niệm thứ hai nói về nghĩa vụ của Việt võ đạo sinh đối với môn phái và dân tộc.
- Điều tâm niệm thứ ba nói về tính đoàn kết trong môn phái.
- Điều tâm niệm thứ tư nói về kỷ luật và danh dự người võ sĩ.
- Điều tâm niệm thứ năm nói về ý thức dụng võ của Việt võ đạo sinh.
3. Muốn phát huy môn phái, Việt võ đạo sinh phải làm gì?
Muốn phát huy môn phái, Việt võ đạo sinh cần phải:
- Dày công khổ luyện để trở thành võ sư, huấn luyện viên trực tiếp truyền bá võ thuật và võ đạo cho quần chúng.
- Thực tập tinh thần Việt võ đạo trong đời sống hàng ngày, nghĩa là:
+ Trong gia đình: Là người cha từ, con hiếu, anh hiền, em thảo.
+ Với bạn bè: Giữ tín nghĩa.
+ Với xã hội: Là người công dân tốt.
4. Tại sao tinh thần đoàn kết được đề cập đến trước nhất trong một đoàn thể?
- Tình đoàn kết được đề cập trước nhất trong một đoàn thể vì nó là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự hùng mạnh hoặc tan rã của một đoàn thể.
5. Kỷ luật Việt võ đạo là kỷ luật gì?
- Kỷ luật Việt võ đạo là kỷ thuật tự giác, nghĩa là tự mình hiểu và tôn trọng kỷ luật, trông gương người trên mà thực hiện. Người trên muốn hướng dẫn người dưới điều gì thì người dưới điều gì thì người trên phải làm gương trước, tuy nhiên đã trông gương người trên, đã nhắc nhở rồi mà người dưới không tuân hành thì phải chịu hình thức kỷ thuật hoặc đào thải.
III. KIẾN THỨC VÕ ĐẠO:
1. Hãy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ sư Sáng tổ môn phái Vovinam – Việt võ đạo?
- Cố võ sư Sáng tổ môn phái Vovinam – Việt võ đạo tên là Nguyễn Lộc. Ông sinh ngày mồng 08 tháng 04 năm Nhâm Tý (1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) và qua đời ngày mồng 04 tháng 04 năm Canh Tý (1960) tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh).
2. Hãy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ sư Chưởng môn môn phái Vovinam – Việt võ đạo?
- Cố võ sư Chưởng môn, môn phái Vovinam – Việt võ đạo tên là Lê Sáng. Ông sinh vào mùa thu năm 1920 tại Hà Nội, mất ngày 27 tháng 9 năm 2010 tại TP. Hồ Chí Minh (20 tháng 8 năm Canh Dần).
3. Hiện nay môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do ai lãnh đạo ?
- Trước khi mất, võ sư Lê Sáng giao quyền lãnh đạo và phát triển môn phái lại cho một tập thể môn đồ được người lựa chọn, gọi là Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái (bao gồm 9 vị), mà người đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản. Hiện nay, Võ sư Nguyễn Văn Chiếu đảm nhận vai trò Chánh Chưởng Quản (theo quyết định ngày 31/3/2010 của Võ sư Chưởng môn), là người lãnh đạo môn phái hiện nay.
4. Trưởng Bộ môn Vovinam quận Gò Vấp hiện nay là ai?
- Trưởng Bộ môn Vovinam quận Gò Vấp hiện nay là: Võ sư Nguyễn Thanh Sơn.
1. Hãy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ sư Sáng tổ môn phái Vovinam – Việt võ đạo?
- Cố võ sư Sáng tổ môn phái Vovinam – Việt võ đạo tên là Nguyễn Lộc. Ông sinh ngày mồng 08 tháng 04 năm Nhâm Tý (1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) và qua đời ngày mồng 04 tháng 04 năm Canh Tý (1960) tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh).
2. Hãy cho biết danh tính, ngày sinh, nơi sinh, ngày qua đời, nơi qua đời của cố võ sư Chưởng môn môn phái Vovinam – Việt võ đạo?
- Cố võ sư Chưởng môn, môn phái Vovinam – Việt võ đạo tên là Lê Sáng. Ông sinh vào mùa thu năm 1920 tại Hà Nội, mất ngày 27 tháng 9 năm 2010 tại TP. Hồ Chí Minh (20 tháng 8 năm Canh Dần).
3. Hiện nay môn phái Vovinam Việt Võ Đạo do ai lãnh đạo ?
- Trước khi mất, võ sư Lê Sáng giao quyền lãnh đạo và phát triển môn phái lại cho một tập thể môn đồ được người lựa chọn, gọi là Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái (bao gồm 9 vị), mà người đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản. Hiện nay, Võ sư Nguyễn Văn Chiếu đảm nhận vai trò Chánh Chưởng Quản (theo quyết định ngày 31/3/2010 của Võ sư Chưởng môn), là người lãnh đạo môn phái hiện nay.
4. Trưởng Bộ môn Vovinam quận Gò Vấp hiện nay là ai?
- Trưởng Bộ môn Vovinam quận Gò Vấp hiện nay là: Võ sư Nguyễn Thanh Sơn.
Nguồn:http://vovinamgovap.com
0 nhận xét